Được tạo bởi Blogger.

Đó là qui luật hoạt động của trí óc

0 comments

Bạn sắp diễn thuyết trước hai trăm người.

Bạn tự nhủ, “Đừng căng thẳng! Đừng quên bài! Đừng bối rối!” 

Rồi bạn bước lên diễn đàn, và chuyện gì xảy ra? 

Mọi chuyện không ra làm sao cả! 

Thậm chí bạn không còn nhớ tên vợ là gì!

Tại sao điều này lại xảy ra khi bạn đã tự nhủ là ĐỪNG để mình biến thành một tên ngốc. 

Đó là do cách thức hoạt động của tâm trí. 

Có một nguyên lý quan trọng ít khi được lý giải rõ ràng…

Tâm trí ta hoạt động theo các hình ảnh. 

Để làm một cái gì đó, bạn cần có một hình ảnh.

Để sờ mũi mình, trong đầu sẽ hiện lên hình ảnh của ngón tay của bạn đưa lên mũi. Với hình ảnh chính xác này, tiềm thức của bạn có thể ra lệnh cho các cơ thực hiện.

Để có một bài diễn văn tự tin, bạn cần phải có một hình ảnh trong đầu bạn về bạn đang đứng nói chững chạc trước đám đông, ngay cả trước khi bạn đứng lên. Chỉ có như vậy, tâm trí bạn mới có thể ra lệnh cho cơ thể bạn thực hiện việc đó.

Không gửi thông điệp tới đầu óc bảo ĐỪNG làm một cái gì đó. Tiềm thức của bạn cần phải có một hình ảnh về NHỮNG GÌ BẠN MUỐN.

Vì vậy nếu tự nói với mình, “đừng căng thẳng”, bạn đã tự động nhồi vào tiềm thức hình ảnh bạn đang run rẩy và lắp bắp nói – trở thành cuộc trình diễn của bạn đó. 

Đó là qui luật hoạt động của trí óc.

Điều gì xảy ra khi bạn đứng trên sân golf, gần bờ nước, và bạn tự nói với mình, “ĐỪNG ĐÁNH TRÖNG NƯỚC”? Dù bạn đã tự nói, “đừng đánh trúng nước”, nhưng tiềm thức vẫn chỉ có một hình ảnh về trái banh của bạn rớt xuống nước. 

Bạn thấy gì trong tâm trí là những thứ bạn sẽ đạt được.

Điều này giải thích tại sao sự tự tin lại quan trọng đến thế trong bất cứ chuyện gì bạn làm. Khi bạn vững tin, bạn chỉ có những hình ảnh tích cực trong trí óc – một bài diễn văn hay, một cuộc phỏng vấn tự nhiên thoải mái, một buổi thi lái xe ngon lành. 

Khi bạn tự tin, bạn không vào vai bộ phim về tai họa, bạn vào vai bộ phim nói về thành công – vì vậy mà bạn thành công đều đều. 

Bạn không phải là hoàn hảo, nhưng bạn luôn luôn cho mình cơ hội tốt nhất có thể có được.

ĐÚC KẾT

Những người suy nghĩ lạc quan thường có thói quen hình dung mẫu người họ muốn, chứ không phải mẫu người họ sợ. 

NGHĨ GÌ SẼ ĐƯỢC NẤY.