THỬ THÁCH CỦA CUỘC ĐỜI LÀ COI TRỌNG MỌI CÁI NHƯNG KHÔNG RÀNG BUỘC MÌNH VÀO CÁI GÌ CẢ.
Khi bạn theo đuổi điều gì đó, nó chạy đi mất.
Điều này thật đúng, nhất là với những con vật, những người yêu và cả với tiền bạc nữa !
Bạn có bao giờ gặp một người duyên dáng trong một bữa tiệc nói với bạn : « Tôi sẽ gọi điện cho anh tuần tới ! ». Vì thế bạn không đi đâu trong một tuần - ngay cả không đi tắm ! Bạn ngồi bên điện thoại và… chờ. Ai sẽ gọi cho bạn nào ? Những người khác, trừ người đó !
Bạn có bao giờ cần bán cho được một vật gì đó không ? Một chiếc xe, một cái nhà.
Ai muốn mua nó ? Không ai cả.
Vì thế bạn giảm giá. Cũng chẳng ai quan tâm.
Ai muốn mua nó ? Không ai cả.
Vì thế bạn giảm giá. Cũng chẳng ai quan tâm.
Tại sao vậy ? Khi bạn đang tuyệt vọng, nó muốn cho đáng đời bạn !
Bạn hỏi bất kỳ ai xem họ có muốn mua không, từ người bán hàng đến anh đưa thư và họ đều nói không.
Sự tuyệt vọng làm bạn xuống tinh thần và bạn càng lo thì càng ít người muốn mua.
Sự tuyệt vọng làm bạn xuống tinh thần và bạn càng lo thì càng ít người muốn mua.
Chuyện gì xảy ra khi bạn vào nhà hàng và muốn ăn vội cái gì đó ?
Họ dường như quên mất món bạn gọi.
Họ dường như quên mất món bạn gọi.
Tôi học được qui luật ràng buộc trong sân bay. Tôi đã đi diễn thuyết trên khắp thế giới. Chuyến đi thường kéo dài 4 đến 6 tuần. Cho đến gần đây thì tôi đi một mình vì vợ tôi, Julie mở kinh doanh riêng. Tôi nhận ra là trong 100 chuyến bay tôi từng đi, có 99 chuyến đến đúng giờ. Nhưng trong chuyến đầu tiên về một mình, tôi quá mong đợi để được gặp Julie và đếm từng phút, chuyến bay trễ 4 giờ đồng hồ !
Cuối chuyến đi Nam Mỹ để giới thiệu sách của tôi, chúng tôi quyết định gặp nhau tại San Francisco. Julie từ Úc đã bay đến San Francisco trong khi tôi còn ở Porland. Tôi quá quen với chuyến bay trễ này đến nỗi tôi bước đến quầy hành lý và hỏi:” Chuyến bay lúc 6 giờ đến San Francisco trễ bao lâu?”.Ông nhân viên trả lời:” Không trễ!” Mừng quá tôi la lên “ Không trễ!”.Tôi muốn nhảy qua quầy và ôm ông ta nhưng ông nói:” Ông muốn biết tại sao không trễ không?”.Chúng tôi đã hủy nó!”.Lúc 10:30 tôi bay chuyến bay đến San Jose, đi xe buýt đến San Francisco và đến khách sạn của Julie lúc 4 giờ sáng - trễ 6 tiếng đồng hồ!
Bất kỳ lúc nào chúng ta vô cùng mong muốn hay lệ thuộc vào việc gì, chúng ta sẽ làm hỏng nó.
Vậy nên, nào! Cứ thư giãn một chút và boong!
Bạn chán nản vì gần hai năm rồi không có người yêu. Rồi bạn tuyên bố bỏ cuộc: “ Mình chẳng cần phải có người yêu. Mình vẫn có thể vui vẻ, độc thân.” Thình lình, họ xuất hiện ngay bên cạnh bạn!
Chẳng hạn lý luận cổ điển sau:” Nếu bạn muốn ai thay đổi lập trường, chuyện gì sẽ xảy ra?
Họ có thay đổi không? Không ngay tức thì.
Bạn đừng thúc họ và thường họ sẽ chuyển sang lập trường giống bạn.
Họ có thay đổi không? Không ngay tức thì.
Bạn đừng thúc họ và thường họ sẽ chuyển sang lập trường giống bạn.
Bạn đừng quá tha thiết với cái gì – mong ai đó gọi điện, mong chồng bạn bỏ thuốc, mong được thăng chức, mong được sếp khen, bạn lại tạo nên tình huống làm cho họ không thực hiện những điều này.
Không ràng buộc ngược lại với không quan tâm.
Không ràng buộc không phải là không quan tâm.
Có thể không ràng buộc mà vẫn rất quyết tâm.
Những người tha thiết và quyết tâm biết rõ là nỗ lực và sự xuất sắc được tưởng thưởng tối đa.
Họ nói:” Nếu chúng ta không chiến thắng lần này, lần tới ta sẽ thắng”.
Giả sử bạn xin việc ở công ty Haywire Hardware.
Bạn rất thích công việc và chuẩn bị rất kỹ.
Bạn viết trước câu trả lời cho cuộc phỏng vấn, và thực hành trước gương.
Bạn mặc áo mới và cắt tóc.
Bạn đến sớm và sẵn sàng vào cuộc.
Chuyện gì xảy ra?
Bạn về nhà, chia sẻ với vợ.
Bạn đăng ký học thêm.
Bạn chuẩn bị xin việc tiếp.
Nếu bạn được Haywire nhận, bạn vui.
Nếu không thì bạn vẫn tiếp tục con đường của mình.
Những người không quan tâm thì nói:” Mình chẳng thèm và không có việc gì phải buồn?”
Những người quá thiết tha thì nói:” Nếu mình không được nhận, mình sẽ chết”.
Nếu bạn vừa quan tâm vừa tha thiết, bạn nói:” Bằng cách này hay cách khác, mình sẽ tìm được một công việc tốt- mình không sợ mất thời gian”.
RÀNG BUỘC VỚI TIỀN BẠC
“Những người nghĩ về tiền bạc nhiều hơn người giàu là người nghèo” ----- Oscar Wilde
Ràng buộc, mà Đạo Phật gọi là “nghiệp”, giải thích tại sao nhiều người lại cố gắng để kiếm tiền đến như vầy. Bởi vì tiền là phương tiện sinh tồn và là biểu hiện của thành công, tất cả chúng ta đều lệ thuộc vào nó, kể cả những người khăng khăng rằng nó không quan trọng.
Thật bất hạnh là sự ham muốn của chúng ta đã làm đóng băng mọi chuyện.
Hay nói theo cách khác thì càng xúc cảm, bạn càng khó kiểm soát.
Ai cũng bị tác động bởi tiền bạc, vì thế họ không tự chủ được.
Không ràng buộc là lý do tại sao người giàu càng giàu hơn.
Họ không quan tâm lắm - không ham muốn lắm.
Nếu bạn không có tiền thì bạn thỏa mái hơn khi biết rằng ngày nào đó mình sẽ có.
Khi có thì phải thỏa mái để giữ được nó và biết rằng mình sẽ có nữa.
Tương tự, có sự khác nhau rất lớn giữa thái độ của một người nghèo (ao ước mình có tiền ) và người giàu (tin là mình sẽ có tiền).
Làm sao tôi tránh được ham muốn khi tôi cảm thấy như vậy?
Bạn có biết gì đặc biệt không? Đó là vấn đề thái độ.
Đừng bao giờ để mình mắc bẫy và nói:” Tôi cần “X” để được hạnh phúc”.
Nói chung, nếu bạn muốn bán một cái máy vi tính, đợi một cuộc điện thoại hay mong được thăng chức, biểu diễn cái gì thành công, tìm một người yêu,..... hãy thỏai mái!
Bạn nên làm mọi cái có thể để làm cho điều đó xảy ra, và rồi tự bảo mình: ”Tôi không cần phải có cái đó mới trở nên hạnh phúc”.
Hãy quên đi và đi tiếp, thường thì kết quả sẽ đến.
Bạn nên làm mọi cái có thể để làm cho điều đó xảy ra, và rồi tự bảo mình: ”Tôi không cần phải có cái đó mới trở nên hạnh phúc”.
Hãy quên đi và đi tiếp, thường thì kết quả sẽ đến.
ĐÚC KẾT
Trên bình diện thể chất và tinh thần, chúng ta đang áp dụng những qui luật tự nhiên.
Thiên nhiên không hiểu sự ham muốn!
Thiên nhiên thích sự cân bằng, và bạn không thể vừa ham muốn vừa cân bằng.
Cuộc sống không cần phải là một cuộc chiến đấu vô tận.
Hãy để mọi việc tiếp diễn.
Như thế không phải là thờ ơ, đó là không bắt ép mọi việc.
Như thế không phải là thờ ơ, đó là không bắt ép mọi việc.
Bạn có thể nói: “ Tôi không hiểu làm sao nó có tác dụng được!”.
Bạn không cần phải hiểu hết.
Chúng ta chỉ cần làm theo nguyên tắc: Không cần phải hiểu chúng.
HÃY CHO ĐI
Nếu bạn muốn cái gì đó thì hãy cho nó đi!
Nghe kỳ lạ quá phải không?
Bạn càng cho đi những gì bạn có thì bạn sẽ nhận được nhiều hơn cái bạn muốn.
Nếu một người nông dân thích thu hoạch được nhiều hơn thì hãy gieo hạt xuống đất.
Nếu bạn muốn nhận được tình yêu thương thì hãy ban phát tình yêu thương.
Nếu bạn giúp người khác, họ sẽ giúp bạn.
Nếu bạn muốn bị đối xử tệ, hãy tệ bạc với người khác.
Muốn có thêm tiền thì hãy chia sẻ một phần của bạn trước đi.
Hãy nghĩ về điều này. Nếu ràng buộc ngăn trở những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn thì hãy làm điều ngược lại, hãy thôi bị ràng buộc, hãy cho đi cái bạn quí. Cái bạn cho đi sẽ quay trở lại với bạn.
Nhiều người bảo tôi:” Tôi đã hy sinh cả đời tôi, mà chẳng nhận lại được gì”.
Tôi không nghĩ là họ đang hy sinh. Họ chỉ so sánh đo lường thôi, mà cái đó thì khác.
Vậy còn những kẻ keo kiệt không bao giờ cho ai cái gì cả?
Bạn có thường nghe câu chuyện…”Một người keo kiệt bẩn sống bằng những mẩu bánh mì thừa và khi chết thì mang theo hàng tỉ đôla?” không?
Nếu phải cho để được nhận, tại sao họ làm vậy?
Nếu phải cho để được nhận, tại sao họ làm vậy?
Tài khoản trong ngân hàng không phải là thước đó sự dư giả của bạn.
Sự thịnh vượng là những gì bao quanh cuộc đời bạn.
Sự thịnh vượng là một dòng chảy cho và nhận.
Nếu bạn có một gia tài và không sử dụng thì nó sẽ chẳng làm cho bạn giàu có.
Nó là của bạn nhưng bạn hầu như không được hưởng gì.
Nó không làm cho bạn sung túc và thậm chí nó có thể thuộc về người khác.
Vậy thì qui luật cho và nhận cũng có tác dụng ở đây.
ĐÚC KẾT
Bí quyết cho đi là bạn cho mà không mong được trả lại.
Nếu bạn cho mà mong được nhận thì bạn ràng buộc vào kết quả và khi bạn ràng buộc thì ít có khả năng nó xảy ra hơn.
Vậy bạn có nên thưởng thức tài sản, vật chất của mình không?
Dĩ nhiên! Chỉ cần bạn làm chủ nó chứ không để nó làm chủ bạn.
Dĩ nhiên! Chỉ cần bạn làm chủ nó chứ không để nó làm chủ bạn.
RÀNG BUỘC VỚI NHỮNG NGƯỜI YÊU
“Nguồn gốc của nỗi đau khổ là sự ham muốn”.
Thích Ca
Mary khao khát một chàng trai yêu và chiều chuộng cô.
Có hy vọng tìm được anh ta không?
Không chắc chắn.
Trước hết sự khao khát của cô ta sẽ làm cho tất cả các chàng trai phải lánh xa.
Thứ hai, khi cô ta ham muốn quá, cô sẽ không còn đáng yêu nữa.
Fred nói với bạn gái của anh:” Tôi cần em – và tôi không thể sống thiếu em”.
Nhưng đó không phải là tình yêu, đó là sự thèm muốn.
Không thể nào bạn vừa cần ai đó một cách tuyệt vọng và lại vừa yêu họ. (Nếu bạn thật sự không thế sống thiếu ai đó, bạn quả là một người chẳng ra gì! Ai cần cái thứ người như thế?)
Yêu ai đó có nghĩa là cho họ tự do để là chính họ và để được làm điều mà họ muốn.
Yêu là để cho người đó bước vào cuộc đời mình mà không cần phải chọn lựa gì.
Chúng ta lại đang nói về sự không ràng buộc đây.
Để có được cái gì hay ai đó, bạn đừng quá mong đợi.
Ràng buộc - và ghét cái gì đó…
“Chúng ta không thể thay đổi được điều gì trừ khi chúng ta chấp nhận nó”.
Carl Jung
Ghét cái gì đó là điều không nên làm.
Khi bạn ghét, bạn cũng kết nối vô hình với nó – vì thế nó có xu hướng tồn tại quanh bạn.
VÍ DỤ: hãy cho là bạn bị mắc nợ và bạn không thích điều này. Đây là một tình huống khó, nhất là đối với tình hình tài chính của bạn. Bạn phải tốn nhiều sức để ghét họ, bạn bám riết vào nó và nhọc công vì nó. Một khi bạn chấp nhận nó, bạn không thể xúc cảm bị khuấy động, bạn có thể thoát khỏi nó.
VÍ DỤ: cho đến khi bạn chấp nhận là mình quá cân thì bạn sẽ hoặc là a) phủ nhận là mình mập, b) ghét chính bạn vì bạn mập. Dù sao thì bạn cũng bị mập. Chỉ khi chấp nhận điều này thì bạn mới bắt đầu giảm cân.
Bạn khắc phục điều mình không thích bằng cách chấp nhận điều đó, cùng với một suy nghĩ tích cực.