Tiềm thức là một sự chọn lọc tất cả ý nghĩ của chúng ta.
Suy nghĩ của tất cả chúng ta đã tạo ra những hành vi tiềm thức mạnh mẽ nhất.
Để hiểu hơn, chúng ta cần một bức tranh về tiềm thức.
Hãy tưởng tượng não bạn được chia ra làm hai phần ở trên và ở dưới.
Phần trên là ý thức, chứa những ý nghĩ thoáng qua của bạn.
Phần dưới là tiềm thức của bạn.
Trong tiềm thức của bạn chứa những chương trình khác nhau mà bạn có từ khi được sinh ra - như hơi thở và hệ tiêu hóa- và những chương trình mà bạn tạo ra – như đi bộ và nói chuyện.
Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn đang học lái xe.
Mỗi lần bạn đến gần một góc đường, một ý nghĩ sẽ hiện lên ở phần trên của não bạn: “ Hãy nhấc chân phải ra đi, di chuyển sang trái 12 cm, và đạp nhẹ pê-đan”.
Vì bạn cứ tiếp tục có ý nghĩ đó trong một thời gian dài, bạn sẽ hình thành một chương trình tự động và bạn phanh không cần phải suy nghĩ.
Chương trình này bắt nguồn từ phần dưới của não bạn - tiềm thức của bạn.
Bạn có một chương trình tiềm thức mới.
Điều này giải thích tại sao khi đã lái xe giỏi, bạn có thể lái xe về nhà và tự nhủ: “ Mình thậm chí không nhớ là đang lái xe nữa!”.
Tiềm thức của bạn làm tất cả mọi chuyện.
BẤT KỲ Ý NGHĨ CÓ Ý THỨC NÀO ĐƯỢC LẶP ĐI LẶP LẠI MỘT THỜI GIAN THÌ SẼ TRỞ THÀNH MỘT CHƯƠNG TRÌNH.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có một ý nghĩ nào đó trong một vài năm như: “ Tôi lúc nào cũng cháy túi?”
Bạn lập nên một chương trình và không cần phải suy nghĩ một cách có ý thức ý nghĩ đó nữa.
Không cần cố gắng có ý thức nào bạn cũng có thể làm cho mình trở thành rỗng túi.
Cái này liên hệ với suy nghĩ tích cực như thế nào?
Đơn giản thôi.
Chúng ta có khoảng 50.000 ý nghĩ mỗi ngày.
Đối với tất cả chúng ta, đa số là những ý nghĩ tiêu cực: “ Mình đang mập ra! Mình có trí nhớ tồi. Mình không thể thanh toán chi phí được. Mình chẳng làm nên chuyện gì”.
Đối với những suy nghĩ tiêu cực, chúng ta sẽ có hành vi tiềm thức như thế nào?
Đa số những hành vi tiêu cực sẽ hủy hoại cuộc đời và sức khỏe của ta mà ta không kịp suy nghĩ.
Người ta tự hỏi tại sao họ bị cháy túi và đau khổ, nhưng chính họ tạo ra khuôn mẫu tự động của riêng họ xuyên qua những ý nghĩ lặp đi lặp lại của họ.
Cũng giống như cách chúng ta lập trình cho chính mình lái xe mà không cần nghĩ, chúng ta có thể lập trình cho mình đến trễ, khổ sở hay túng thiếu mà không cần suy nghĩ.
Và rồi chúng ta đổ lỗi cho Chúa Trời.
Và bây giờ là điều thú vị nhất.
Khi bạn hiểu về những khuôn mẫu tiềm thức, bạn hiểu ra là không ai buộc phải trở thành người thất bại. Tương lai của bạn tùy thuộc vào những suy nghĩ có ý thức của bạn. Khi bạn bắt đầu áp đặt kỷ luật cho trí óc của mình, những ý nghĩ có ý thức mới của bạn tạo ra những chương trình tiềm thức mới.
Giống như cách bạn hình thành thói quen lái xe hơi, bạn có thể phát triển hành vi tiềm thức để trở nên thành công hơn.
Nhưng cần phải biết suy nghĩ một cách có kỷ luật… và cần có một khoảng thời gian.
Giả sử Fred tham gia một khóa học có tác dụng lên dây cót tinh thần và bắt đầu học cách suy nghĩ tích cực. Fred nói: “ Tôi sẽ thay đổi đời mình!”.
Anh ta viết ra một số mục tiêu vào sáng thứ hai…”Phải được đề bạt, mua một chiếc Rolls Royce, mua lại tháp Effeil…” và rồi trong tuần anh ta cứ suy nghĩ tiêu cực.
Kết quả là vào thứ sáu anh ta nói: “ Cái kiểu suy nghĩ tích cực này chẳng làm nên trò trống gì!”
Anh ta có lẽ đã giảm từ 48.000 ý nghĩ tiêu cực xuống còn 47.500 và không tin là mình đã trật vé số, đã không chữa được chứng đau khớp của mình và thôi không còn cãi nhau với vợ nữa.
Chỉ suy nghĩ tích cực trong một ngày thôi chưa đủ.
Rèn luyện trí óc cũng như rèn luyện chân tay.
Nếu cử tạ 20 cái rồi chạy đến gương xem nó có thay đổi gì không thì bạn sẽ chẳng thấy gì.
Nhưng tập suy nghĩ đúng trong vài tháng thì bạn sẽ thấy được những thay đổi lớn lao trong đời bạn hơn là trong cái phòng tập thể dục.
Làm trong sạch suy nghĩ của bạn là một công việc lâu dài. Đó là một công việc vĩ đại!
Và rằng chúng ta không hề biết mình đang suy nghĩ tiêu cực nên thay đổi được điều này còn khó hơn…
Nếu bạn muốn kiểm tra suy nghĩ của mình, bạn hãy kiểm tra cuộc sống của mình.
Sự thịnh vượng, hạnh phúc và chất lượng những gì thuộc về bạn, và cả sức khỏe của bạn cũng phản ánh suy nghĩ có ý thức thường trực của bạn.
ĐÚC KẾT
Fred nói:” Tôi làm sao thì nghĩ vậy bởi vì cuộc sống của tôi chẳng ra gì!”
Không Fred à, cuộc sống của cậu chẳng ra gì vì cậu nghĩ sao thì làm vậy!
SUY NGHĨ GIEO HÀNH ĐỘNG
Nếu có cái gì đó trong cuộc sống của bạn mà bạn không thích thì hãy thôi đừng nói về nó và lo lắng về nó nữa!
Chính sức lực của bạn dành cho vấn đề đó làm cho nó tồn tại mãi.
Đừng tốn công nữa thì việc này sẽ biến mất.
Cãi vã là một ví dụ dễ hiểu nhất.
Ví dụ chồng bạn về nhà và muốn gây gổ nhưng bạn không chịu gây, chuyện gì sẽ xảy ra?
Anh ta không thể cãi vã một mình!
Bất cứ khi nào bạn lo lắng, bối rối hay suy nghĩ về việc gì đó, người ta sẽ nói về chuyện đó.
Khi tôi còn nhỏ, việc này đã làm tôi kinh ngạc. Tôi thật không hiểu tại sao cức mỗi khi tôi hút điếu xì gà của bố tôi, mẹ tôi lại muốn chào tạm biệt tôi đi ngủ!
Khi bạn thật sự lờ đi chuyện gì và không xúc động nữa, chuyện đó biến mất.
Cái này dẫn đến một qui luật khác…
Khi bạn bỏ qua chuyện gì, chuyện đó cũng sẽ để bạn yên.
Chừng nào bạn tự vệ, bạn mới bị người ta tấn công. Tại sao?
Vì chúng ta chỉ tự vệ khi không chắc lắm về vị trí của mình. Thật vậy!
VÍ DỤ: hàng xóm của bạn tố cáo bạn là người Sao Hỏa, bạn có nhảy xổ vào tranh luận với anh ta về người ngoài hành tinh không? Không. Bạn biết mình không phải là người Sao Hỏa, vậy có thể bạn sẽ cười.
VÍ DỤ: bạn là đề tài nói xấu của những đồng nghiệp trong văn phòng bạn. Nếu bạn bắt đầu biện hộ và tuyên bố rằng mình vô tư là bạn đã thêm dầu vào lửa. Hãy lờ đi và mọi chuyện sẽ qua.
Tôi không nói là đừng tự vệ , mà là nếu bạn chống lại và đau khổ, bạn hùng hổ và xốc nổi thì vấn đề sẽ trở nên gay cấn.
Tôi nhớ hồi nhỏ khi xem những người lính đánh nhau vào những năm 60, tôi hỏi cha tôi: “ Sao họ lại đánh nhau vậy bố?” Ông ta trả lời: “ Họ muốn có hòa bình!”.
Bạn đừng góp thêm vào chiến tranh. Hãy tập trung xây dựng hòa bình.
ĐÚC KẾT
Nếu bạn cứ biến đời mình thành một chiến dịch chống lại cái gì đó thì nó sẽ càng lan rộng hơn. Hãy quyết định bạn sẽ ủng hộ cái gì.
Chúng ta chọn cách nhìn con người
Fred và Mary hẹn đi ăn tối lần đầu tiên.
Fred nhất định sẽ thưởng thức lần hẹn đó.
Mary làm rơi món trộn trên váy áo của cô và Fred nói: “ Hãy để tôi chùi cho cô”.
Cô ta làm mất chìa khóa xe và Fred nói: “ Tôi cũng thường làm vậy!”
Ba năm sau, Mary và ông chồng Fred đi ăn tối lại với nhau.
Mary làm rơi món trộn trên váy áo của cô và Fred nói: “ Sao cô ẩu quá vậy!”.
Mary quên chìa khóa xe và Fred nói: “ Em quả là đãng trí!”.
Cũng những người đó và hoàn cảnh đó mà thái độ thì khác hẳn! Chính chúng ta chọn lựa cách nhìn người của mình. Nếu chúng ta thích ai đó thì chúng ta có thể tha thứ, còn nếu chúng ta muốn bị người khác ghét thì cứ chăm chú vào những cái lỗi của họ. Không phải do hành vi của người khác làm cho bạn cảm thấy thế nào mà là chúng ta cảm nhận họ như thế nào - đó là thái độ của chúng ta.
Hầu hết chúng ta dành thời gian nghĩ đến những cái dở hơn là cái hay (cái sai hơn là cái đúng);
Mary có hai suy nghĩ về Fred.
Một là suy nghĩ của một bà vợ tóm tắt những yếu kém của ông chồng, hai là suy nghĩ của một bà góa phụ về những phẩm chất tốt đẹp của ông chồng: sự thân thiện óc hài hước, tính rộng lượng và cả tấm lưng phẳng lì của anh ta.
Cô ta dành cả đời để quan tâm đến những cái tệ của anh, những điều làm cô khó chịu: “Anh ta quăng báo khắp nơi, không tự dọn ăn lấy”.
Và rồi một ngày nọ, Fred bị xe tông chết.
Và rồi một ngày nọ, Fred bị xe tông chết.
Chỉ trong một đêm cô ta chuyển sang suy nghĩ khác… rằng “ Fred thật là tử tế, tốt bụng, chăm làm… và là một ông chồng tốt”.
Nếu chúng ta muốn có suy nghĩ về người khác, sao không thử đảo ngược trình tự trên. Hãy tập trung vào những điều chúng ta thích về ai đó, và rồi khi chúng ta có thể an ủi “anh ta cũng thật ích kỷ”.
Nếu tôi hỏi bạn:” Có chuyện gì xảy ra với mẹ bạn vậy?”. Bạn không tìm được cái gì ư?
Nếu tôi nói: “ Bạn hãy liệt kê ra khoảng 5 điều bạn không thích về thái độ, cách cư xử và ngoại hình của mẹ bạn”, bạn có làm được không? Tôi đoán là có thể.
Nếu cho bạn thời gian, bạn có thể nghĩ ra hàng trăm điều, thậm chí hàng ngàn. Thậm chí đến mức bạn không muốn nhìn thấy bà!
Những người tập trung vào những điểm tiêu cực thường tự vệ bằng cách nói: “Tôi chỉ thực tế thôi”.
Sự thật là BẠN TẠO RA THỰC TẠI CỦA MÌNH.
Bạn chọn cách nhìn nhận mẹ mình và những người khác.
Hãy chấp nhận người khác vào cuộc sống của bạn và tập trung vào điều bạn thích ở họ, bạn sẽ cải thiện được quan hệ với họ.
Có thể khó thật, rất khó, nhưng sẽ có tác dụng.
Lòng biết ơn và sự thịnh vượng
“Bạn hãy chỉ cho tôi một người hạnh phúc và cô đơn!” ----- Zig Ziglar
Khi tôi gặp vợ tôi, Julie, tôi chú ý là mặc dù đã có tất cả những phẩm chất đẹp đẽ, cô cũng còn có những hạn chế. Cô không thể làm toán cộng! Nhưng dù cho cô không biết chắc là mình kiếm được bao nhiêu tiền, nợ ai bao nhiêu hay đã chi xài bao nhiêu, cô vẫn luôn luôn giàu có. Julie có một quan điểm sống là: nếu nói về chất lượng cuộc sống, "lòng biết ơn, một cảm nhận bên trong là Chúa sẽ phù hộ cho bạn" còn quan trọng hơn là hiểu biết về lôgic và toán học.