Được tạo bởi Blogger.

NIỀM TIN VỀ VIỆC KIẾM TIỀN

0 comments

Nhưng tôi không kiếm đủ tiền

Mary nói : « Bạn không hiểu. Đó không phải là vẫn đề niềm tin. Do tiền. Tôi làm việc nhưng không kiếm đủ tiền ». 

Mary à, tại sao bạn lại làm việc ở đó ?

Mary nói : « Tôi chỉ có thể làm công việc này ! ». 

Cũng được, nhưng nếu đó là cái bạn tin, Mary, bạn hãy thay đổi điều mình tin thì bạn sẽ có được việc làm tốt hơn, hay bắt đầu một việc kinh doanh bán thời gian, sắp xếp lại tài chính, phát triển nhiều kỹ năng hơn và được thăng tiến.

Mary nói : »Nhưng bây giờ là giai đọan khó khăn. Báo chí cũng nói vậy ». 

Đó chỉ là điều bạn tin thôi Mary à. Nếu bạn không tin vào báo chí thì sao nào ?

Thịnh vượng hay không là ở chỗ bạn sử dụng đầu óc mình như thế nào, chứ không phải là hàng xóm và bạn của bạn nói gì. 

Nhưng tôi chỉ lãnh lương cố định…

Dù bạn có lãnh lương hay không, chính những điều bạn tin tạo nên sự giàu có của bạn.

Hãy so sánh 8 người trong cùng một công ty, cùng hưởng lương như nhau. Chúng ta sẽ thấy có vài người có tài sản và sống sung túc, còn một số người thì phải vay ngân hàng chỉ để trang trải tiền ăn. 

Vậy cái khác nhau không phải là số tiền họ làm ra được mà là suy nghĩ của họ về tiền bạc.

Nếu tôi không có đủ số tiền tôi muốn, hay nếu tôi làm mất nó thì sẽ có lý do nhưng không phải từ bên ngoài mà là thế giới bên trong của tôi.

Những người trúng số là ví dụ sâu sắc nhất cho việc niềm tin tác động đến sự thịnh vượng như thế nào. Người ta thường nghĩ tiền sẽ giải quyết mọi việc cho họ. Đa số những người trúng số bị nợ nhiều hơn sau hai năm so với trước khi họ trúng số. Tại sao ? 

Bởi vì nếu họ tin « Mình luôn rỗng túi » thì có một triệu đôla cũng không để dành được lâu.

Gần đây ở Brisbane, Úc, tôi liếc qua tivi và nghe một gã trúng số lần thứ hai đang trả lời phỏng vấn. Anh ta nói »1,3 triệu đôla quả là tốt vì tôi đang sống nhờ phúc lợi xã hội… ». Mà anh ta lại mới trúng số trước đó hai năm!

Tài khoản ngân hàng của bạn luôn phản ánh niềm tin của bạn. 

Nếu suy nghĩ của bạn không thích hợp với tài khoản của bạn, bạn sẽ thay đổi nó dễ hơn. 

Lại một lần nữa, chính ý nghĩ của chúng ta kiểm soát cuộc đời chúng ta chứ không phải là bên ngoài.

Ưu điểm của việc túng thiếu

Nhiều người thắc mắc tại sao họ rỗng túi và không bao giờ hỏi câu hỏi » Mình thích gì trong sự túng thiếu ? ». 

Có những lợi ích trong sự túng thiếu. Ví dụ :

« Tôi có thể cảm thấy thánh thiện… Chúa sẽ thương xót tôi – những người nghèo sẽ được phù hộ ».

« Tôi có thể kết bạn với những người túng thiếu. Nếu mình nghèo thì mình sẽ không thấy tội lỗi ».

« Tôi sẽ được thương hại ».

« Tôi không phải giữ kỷ luật với mình ».

« Tôi không phải thay đổi thói quen « .

Và nhất là… »Tôi có thể đổ lỗi cho người khác – cho chính phủ chẳng hạn ! »

Nếu chúng ta trung thực, chúng ta có thể thừa nhận rằng chúng ta thích nghèo túng. 

Không phải nhiều người nghĩ như vậy nhưng cũng dễ tin như thế, phải không nào ? 

Việc gì cũng có cái hay của nó, kể cả « bị nghèo túng ». 

Suy nghĩ của bố mẹ chúng ta về tiền bạc

Cha mẹ bạn có thường nói như thế này không :

« Tiền rất dễ kiếm ».

« Chúng ta lúc nào cũng dư giả ».

« Tiêu hết tiền chúng ta có lại ngay ».

Hay

« Tiền là nguồn gốc của tội lỗi ».

« Chúng ta không kiếm được đủ tiền ».

« Tiền không phải là dễ kiếm như giấy ».

Nếu bạn tin vào những điều ở phần hai, bạn có thể có suy nghĩ giống như cha mẹ bạn.

Và bạn cũng sẽ khó khăn như họ. 

Hãy dễ chịu đối với tiền bạc !

« Nhiều người bối rối vì tiền bạc hơn là tình dục ».

Bạn có bao giờ thấy cho ai đó tiền cũng rất khó không. Họ sẽ phát điên ! 

»Không , không sao mà. Tôi thật sự không cần tiền ». 

Bạn biết họ chi ăn khoai và uống nước ! Họ thay đổi nhân cách ! Họ bối rối, cảm thấy bị sỉ nhục ! 

» Tôi không cần tiền của anh. Tôi không sao mà ».

Một số người không thể nói chuyện tiền bạc ! Chúng ta cho bạn bè mượn một tuần lương và khi cần thì không biết làm sao mà đòi. « À, anh biết không…anh còn nhớ…chuyện cũng quan trọng, mà tôi không thật sự cần lắm…không sao nếu anh… tôi không biết phải nói sao… tôi chỉ muốn hỏi xem… ». Thay vì hỏi cho rõ ràng : » Anh trả tiền lại cho tôi được không ? »

Nếu bạn không dễ chịu với một công việc, trong một quan hệ thì không chóng thì chày, nó sẽ bỏ bạn mà đi. Nếu bạn không thỏa mái với tiền bạc - nếu bạn căng thẳng dù chỉ nói chuyện về nó thôi, thì tiền sẽ không đến với bạn – bạn sẽ không còn nó. 

Đây không phải là điều gì cụ thể, nó ở trong tiềm thức bạn. Nếu bạn xa rời nó thì nó sẽ tránh bạn. 

ĐÚC KẾT


Để có và giữ được bất kỳ cái gì, bạn phải thỏa mái với nó.

Để có và giữ được tiền bạc, bạn phải thoải mái với tiền bạc ! 


Nếu tôi có nhiều tiền, những người khác sẽ không có tiền 

Đây là suy nghĩ ngu ngốc nhất. 

Bao nhiêu người trưởng thành và tin rằng : » Nếu tôi giàu có, những người khác sẽ nghèo đi ». 

Bạn biết ai thường suy nghĩ kiểu đó chứ : những người không có tiền !

Nếu ông già Nôen vào nhà và thảy lên bàn cho bạn 1 triệu đôla, nó có ở mãi đó không ?

Trừ phi bạn nhét nó dưới gối, bạn có thể đánh cuộc là người bán xe sẽ nhìn thấy nó, công ty du lịch sẽ thấy một ít và những nhà hàng trong địa phương cũng vậy. Cả người bán hoa, các cửa hàng thời trang và cả người thu thuế cũng đánh hơi về nó – mọi người xung quang bạn đề hưởng lợi nhờ nó.

Nhiều người trong chúng ta lớn lên và tin rằng không nên giàu có vì như thế có nghĩa là tước đoạt của người khác. 

Thật ngớ ngẩn hết sức !

Bạn giàu không có nghĩa là bạn sẽ làm tổn thương người khác. 

Bạn còn giúp được họ nữa.